Bắt đầu với Zoom Meetings
Tham khảo hướng dẫn này để tìm hiểu cách tham dự và chủ động tham gia cuộc họp Zoom. Khi đang họp, bạn có thể thêm nền ảo vào video của mình, chia sẻ màn hình và trò chuyện với những người tham gia khác nếu người chủ trì cho phép. Nếu bạn chưa thực hiện cài đặt, hãy tải xuống và cài đặt Desktop Client hoặc ứng dụng di động trước khi bắt đầu.
Tham khảo hướng dẫn này để tìm hiểu cách nhanh chóng lên lịch và tổ chức Zoom Meetings. Khi đang họp, bạn có thể điều chỉnh cài đặt bảo mật, quản lý những người tham gia khác, chia sẻ màn hình và ghi lại phiên họp. Nếu bạn chưa thực hiện cài đặt, hãy tải xuống và cài đặt Desktop Client hoặc ứng dụng di động trước khi bắt đầu.
Chủ sở hữu tài khoản và quản trị viên với đặc quyền chỉnh sửa cài đặt tài khoản có thể kiểm soát cài đặt cho người dùng của họ ở cấp tài khoản. Tham khảo hướng dẫn này để tìm hiểu cách chọn cài đặt mặc định bằng cách bật hoặc tắt nút bật/tắt và áp dụng cài đặt bằng cách khóa cài đặt đó với những người dùng khác. Bắt đầu với Zoom Meetings bằng cách quản lý cài đặt, bao gồm hồ sơ xác thực, trò chuyện trong cuộc họp và thực thi phiên bản client tối thiểu.
-
Cách tham gia cuộc họp
-
Cách kết nối âm thanh
-
Cách bật video và thêm nền ảo
-
Cách chia sẻ màn hình của bạn
-
Cách trò chuyện với người khác
-
Cách xem phụ đề
-
Cách lên lịch cuộc họp
-
Cách bắt đầu cuộc họp
-
Cách quản lý người tham gia
-
Cách chia sẻ màn hình của bạn
-
Làm cách nào để bảo mật cuộc họp của bạn
-
Cách ghi lại
-
Cách thực thi cài đặt bảo mật cuộc họp
-
Cách quản lý cài đặt trò chuyện trong cuộc họp
-
Cách quản lý cài đặt chia sẻ màn hình
-
Cách quản lý nền ảo và cài đặt bộ lọc
-
Cách quản lý thành phần tích hợp lịch và liên hệ
-
Cách quản lý các phiên bản client tối thiểu
Làm nhiều hơn với Zoom Meetings
Sau khi bắt đầu trải nghiệm Zoom Meetings, hãy tìm hiểu thêm về các cài đặt có sẵn và tính năng bổ sung trên trang hỗ trợ sản phẩm của chúng tôi.
Tìm hiểu thêm
Tài liệu bổ sung
Cộng đồng
Nơi tìm kiếm giải pháp, đưa ra câu hỏi và cộng tác với những người dùng Zoom Meetings khác.
Bắt đầu cộng tácTrung tâm học tập
Tham gia cùng chúng tôi để nhận các khóa học miễn phí theo yêu cầu và video ngắn giúp bạn sử dụng Zoom thành thạo như một chuyên gia.
Bắt đầu học tậpCách tham gia cuộc họp
- Nhấn vào liên kết lời mời do người chủ trì cung cấp, ví dụ như trong lịch hoặc lời mời qua email và làm theo hướng dẫn trên màn hình.
- Hoặc mở Zoom desktop client.
- Nhấn thẻ Home [Trang chủ]
.
- Nhấn vào biểu tượng Tham gia
.
- Nhập ID cuộc họp do người chủ trì cuộc họp cung cấp.
- Nếu nhận được yêu cầu, hãy nhập mật mã cuộc họp.
- Nhấn Join [Tham gia].
Sau đó, bạn sẽ tham gia cuộc họp hoặc vào phòng chờ nếu tính năng phòng chờ được người chủ trì bật.
Cách tham gia cuộc họp
- Nhấn vào liên kết lời mời do người chủ trì cung cấp, ví dụ như trong lịch hoặc lời mời qua email và làm theo hướng dẫn trên màn hình.
- Hoặc mở ứng dụng di động Zoom.
- Chạm vào thẻ Cuộc họp
.
- Chạm vào biểu tượng Tham gia
.
- Nhập ID cuộc họp do người chủ trì cuộc họp cung cấp.
- Nếu được yêu cầu, hãy nhập mật mã cuộc họp.
Sau đó, bạn sẽ tham gia cuộc họp hoặc vào phòng chờ nếu tính năng phòng chờ được người chủ trì bật.
Cách kết nối âm thanh
Khi tham gia cuộc họp, bạn sẽ được yêu cầu kết nối âm thanh.
- Nhấn Join with Computer Audio [Tham gia bằng âm thanh máy tính].
Các tùy chọn khác có thể xuất hiện, chẳng hạn như gọi vào cuộc họp hoặc được gọi vào cuộc họp, nhưng điều này phụ thuộc vào tùy chọn âm thanh mà người chủ trì đã cho phép. - Nhấn vào Tắt tiếng / Bỏ tắt tiếng ở góc dưới bên trái của thanh công cụ điều khiển cuộc họp khi cần thiết để điều khiển micrô của bạn.
- (Tùy chọn) Bên cạnh Tắt tiếng / Bỏ tắt tiếng, hãy nhấn vào biểu tượng mũi tên lên
để thay đổi bất kỳ cài đặt âm thanh nào của bạn, chẳng hạn như lựa chọn micrô hoặc loa.
Cách kết nối âm thanh
Khi tham gia cuộc họp, bạn sẽ được yêu cầu kết nối âm thanh.
- Nhấn Wifi or Cellular Data [Dữ liệu wi-fi hoặc di động].
Các tùy chọn khác có thể xuất hiện, chẳng hạn như Dial in [Quay số gọi] hoặc Call me [Gọi cho tôi], nhưng tùy chọn này còn phụ thuộc vào tùy chọn âm thanh mà người chủ trì đã cho phép. - Nhấn Mute [Tắt tiếng] / Unmute [Bỏ tắt tiếng] ở góc dưới bên trái của thanh công cụ điều khiển cuộc họp khi cần thiết để điều khiển micrô của bạn.
Cách bật video và thêm nền ảo
- Nếu người chủ trì đã yêu cầu mặc định bật video, bạn sẽ được yêu cầu xem trước video. Điều này cho phép bạn xem video hiện tại của mình và quyết định tham gia cuộc họp có hoặc không có video. Nhấn Join with Video [Tham gia có vVideo].
- Trong khi bạn đang tham gia cuộc họp, hãy nhấn Start Video [Bắt đầu video] / Stop Video [Dừng video] ở góc dưới bên trái của thanh công cụ điều khiển cuộc họp khi cần thiết để điều khiển video của bạn.
- (Tùy chọn) Bên cạnh Bắt đầu video / Dừng video, hãy nhấn vào biểu tượng mũi tên lên
để thay đổi bất kỳ cài đặt video nào của bạn, chẳng hạn như chọn camera khác hoặc chọn nền ảo. Nếu bạn chọn nền ảo mới, nền ảo sẽ tự động thay đổi trong cuộc họp.
Cách bật video và thêm nền ảo
- Nếu người chủ trì đã yêu cầu mặc định bật video, bạn sẽ được yêu cầu xem trước video. Điều này cho phép bạn xem video hiện tại của mình và quyết định tham gia cuộc họp có hoặc không có video. Nhấn vào Join with Video [Tham gia có video].
- Trong khi bạn đang tham gia cuộc họp, hãy nhấn Start Video [Bắt đầu video] / Stop Video [Dừng video] ở góc dưới bên trái của thanh công cụ điều khiển cuộc họp khi cần thiết để điều khiển video của bạn.
- (Tùy chọn) Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào Thêm
, sau đó chạm vào Hình nền & hiệu ứng để chọn nền ảo. Khi bạn chọn nền ảo, nền ảo sẽ tự động thay đổi trong cuộc họp.
Cách chia sẻ màn hình của bạn
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấn vào biểu tượng Chia sẻ màn hình
.
- Chọn toàn bộ màn hình máy tính để bàn hoặc màn hình, một chương trình cụ thể đã mở hoặc Bảng trắng thông thường. Bạn cũng có thể chuyển sang thẻ Advanced [Nâng cao] với các tùy chọn chia sẻ khác, chẳng hạn như chia sẻ trang chiếu làm Nền ảo, chỉ chia sẻ âm thanh máy tính, chia sẻ tệp video cục bộ hoặc nội dung từ camera thứ 2.
- (Tùy chọn) Chọn hộp kiểm bên cạnh Share sound [Chia sẻ âm thanh] và/hoặc Optimize for video clip [Tối ưu hóa video clip] để bật các tùy chọn đó ngay khi bạn bắt đầu chia sẻ.
Các tùy chọn này cũng có thể được bật/tắt trong quá trình chia sẻ. - Nhấn Share [Chia sẻ] để bắt đầu chia sẻ màn hình hoặc nội dung của bạn.
- Để ngừng chia sẻ, nhấn vào Ngừng chia sẻ.
Cách chia sẻ màn hình của bạn
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào biểu tượng Chia sẻ
.
- Chọn nội dung bạn muốn chia sẻ, chẳng hạn như tài liệu hoặc hình ảnh, màn hình của bạn hoặc URL trang web.
- Nếu được nhắc, hãy chạm vào Bắt đầu phát sóng để bắt đầu chia sẻ màn hình hoặc nội dung của bạn.
- Để ngừng chia sẻ, trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào biểu tượng Ngừng chia sẻ
.
Cách trò chuyện với người khác
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấn Chat [Trò chuyện]
.
Bảng Trò chuyện sẽ mở ra. - Nhấn vào hộp nhập văn bản và nhập tin nhắn của bạn.
- Nhấn vào menu thả xuống Đến: để chọn người bạn muốn gửi tin nhắn.
Ghi chú: Người chủ trì có thể giới hạn các tùy chọn có sẵn dành cho bạn. - Nhấn Enter hoặc nhấn vào biểu tượng gửi
để gửi tin nhắn.
Cách trò chuyện với người khác
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào biểu tượng Trò chuyện
.
Bảng Trò chuyện sẽ mở ra. - Nhấn vào hộp nhập văn bản và nhập tin nhắn của bạn.
- (Tùy chọn) Nhấn vào menu thả xuống Gửi đến: để chọn người bạn muốn gửi tin nhắn.
Ghi chú: Người chủ trì có thể giới hạn các tùy chọn có sẵn dành cho bạn. - Nhấn vào biểu tượng gửi
để gửi tin nhắn.
Cách xem phụ đề
Nếu người chủ trì đã bật tính năng phụ đề thủ công hoặc tự động trên tài khoản của họ, thì người tham gia có thể xem chúng trong cuộc họp.
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấp vào biểu tượng Hiển thị phụ đề
.
- Nếu được nhắc, hãy chọn ngôn ngữ nói, sau đó nhấp vào Lưu.
- (Tùy chọn) Nhấp vào và kéo phụ đề để di chuyển vị trí phụ đề trong cửa sổ cuộc họp.
Cách xem phụ đề
- Trước khi tham gia cuộc họp, hãy mở ứng dụng di động Zoom.
- Nhấn vào thẻ More [Thêm] (Android) hoặc Settings [Cài đặt] (iOS).
- Nhấn vào Meetings [Cuộc họp].
- Trong phần Tổng quan, nhấn vào nút chuyển đổi bật/tắt để bật Show Closed Captioning (when available) [Hiển thị phụ đề rời (khi có sẵn)].
Khi phụ đề thủ công hoặc tự động sẵn có trong cuộc họp, phụ đề sẽ hiển thị theo mặc định. - Sau khi tham gia cuộc họp, trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, hãy chạm vào biểu tượng Phụ đề.
- Chạm vào Hiển thị phụ đề.
Cách lên lịch cuộc họp
- Mở Zoom desktop client và đăng nhập vào tài khoản Zoom của bạn.
- Nhấn thẻ Home [Trang chủ]
.
- Nhấn vào biểu tượng Lên lịch
.
- Cung cấp chủ đề cho cuộc họp và điều chỉnh ngày giờ họp.
- Chọn ID cuộc họp, là số được sử dụng để tạo liên kết mời tham gia cuộc họp. Đối với các cuộc họp đã được lên lịch, chúng tôi khuyên bạn nên chọn Generate Automatically [Khởi tạo tự động], qua đó cung cấp ID duy nhất cho cuộc họp.
- Điều chỉnh các tùy chọn bảo mật, chẳng hạn như Phòng chờ, mật mã và yêu cầu xác thực để phù hợp với nhu cầu của bạn.
- Thiết lập mặc định video mong muốn cho người chủ trì và người tham gia.
- Thiết lập tùy chọn âm thanh sẵn có theo mong muốn của bạn trong cuộc họp.
- (Tùy chọn) Nhấn Advanced Options [Tùy chọn nâng cao] để bật các tính năng khác.
- Chọn dịch vụ lịch của bên thứ 3 mà bạn muốn xuất cuộc họp sang dịch vụ đó hoặc chọn tùy chọn Other Calendars [Lịch khác] để xem và sao chép lời mời cuộc họp.
- Nhấn Save [Lưu] để hoàn tất việc lên lịch cuộc họp.
Cách lên lịch cuộc họp
- Mở ứng dụng di động Zoom và đăng nhập vào tài khoản Zoom của bạn.
- Chạm vào thẻ Cuộc họp
.
- Chạm vào biểu tượng Lên lịch
.
- Cung cấp chủ đề cho cuộc họp và điều chỉnh ngày giờ họp.
- Điều chỉnh các tùy chọn bảo mật, chẳng hạn như Phòng chờ, mật mã và yêu cầu xác thực để phù hợp với nhu cầu của bạn.
- Thiết lập mặc định video mong muốn cho người chủ trì và người tham gia.
- Thiết lập tùy chọn âm thanh sẵn có theo mong muốn của bạn trong cuộc họp.
- (Tùy chọn) Nhấn Advanced Options [Tùy chọn nâng cao] để bật các tính năng khác.
- Nhấn Done [Hoàn tất] (Android) hoặc Save [Lưu] (iOS) để hoàn tất quá trình lên lịch cuộc họp.
Ứng dụng email mặc định của bạn sẽ tự động mở với phần nội dung là lời mời tham gia họp, nhờ đó bạn có thể gửi lời mời cho những người tham gia cần thiết.
Cách bắt đầu cuộc họp
- Trong Zoom desktop client, nhấn thẻ Meetings [Cuộc họp]
.
- Nhấn vào cuộc họp đã được lên lịch mà bạn muốn khởi chạy.
- Nhấn vào Start [Bắt đầu].
Cách bắt đầu cuộc họp
- Trong ứng dụng di động Zoom, nhấn vào thẻ Meetings [Cuộc họp]
.
- Nhấn vào cuộc họp đã được lên lịch mà bạn muốn khởi chạy.
- Nhấn vào Start [Bắt đầu] hoặc Join [Tham gia].
Cách quản lý người tham gia
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấn vào biểu tượng Người tham gia
.
Bảng Người tham gia sẽ mở ra ở phía bên phải cửa sổ cuộc họp và liệt kê tất cả người tham gia hiện có mặt trong phòng chờ và trong cuộc họp trực tiếp. -
Trong bảng điều khiển Người tham gia, bạn có thể thực hiện bất kỳ hành động nào sau đây:
- Nhấn vào Mời để chọn thêm liên hệ để mời tham gia cuộc họp.
- Nhấn vào Tắt tiếng toàn bộ để tạm dừng thảo luận.
- Ở góc dưới bên phải, nhấn vào biểu tượng ba chấm
để kiểm soát những việc người tham gia được phép làm trong cuộc họp, chẳng hạn như tự bỏ tắt tiếng, tự đổi tên và bắt đầu video của họ.
- Di chuột qua tên người tham gia và nhấn vào biểu tượng ba chấm
để truy cập các tùy chọn như gửi tin nhắn trò chuyện cho họ, ghim hoặc làm nổi bật video của họ, nâng cấp họ thành người chủ trì hoặc đồng chủ trì, đổi tên họ trong cuộc họp hiện tại hoặc báo cáo và xóa họ ra khỏi cuộc họp cùng nhiều tùy chọn khác.
Cách quản lý người tham gia
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấn vào biểu tượng Người tham gia
.
Bảng điều khiển Người tham gia sẽ mở ra và liệt kê tất cả người tham gia hiện có mặt trong phòng chờ và trong cuộc họp trực tiếp. -
Trong bảng điều khiển Người tham gia, bạn có thể thực hiện bất kỳ hành động nào sau đây:
- Nhấn vào tên người tham gia để truy cập các tùy chọn như gửi tin nhắn trò chuyện cho họ, ghim hoặc làm nổi bật video, nâng cấp họ thành người chủ trì hoặc đồng chủ trì, đổi tên của người tham gia trong cuộc họp hiện tại hoặc báo cáo và đưa họ ra khỏi cuộc họp cùng nhiều tùy chọn khác.
- Chạm vào Mời để chọn thêm liên hệ để mời tham gia cuộc họp.
- Ở góc dưới bên phải, chạm vào biểu tượng ba chấm
để tắt tiếng mọi người hoặc yêu cầu mọi người bỏ tắt tiếng.
Cách chia sẻ màn hình của bạn
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấn vào biểu tượng Chia sẻ màn hình
.
- Chọn toàn bộ màn hình máy tính để bàn hoặc màn hình, một chương trình cụ thể đã mở hoặc Bảng trắng thông thường. Bạn cũng có thể chuyển sang thẻ Advanced [Nâng cao] với các tùy chọn chia sẻ khác, chẳng hạn như chia sẻ trang chiếu làm Nền ảo, chỉ chia sẻ âm thanh máy tính, chia sẻ tệp video cục bộ hoặc nội dung từ camera thứ 2.
- (Tùy chọn) Chọn hộp kiểm bên cạnh Share sound [Chia sẻ âm thanh] và/hoặc Optimize for video clip [Tối ưu hóa video clip] để bật các tùy chọn đó ngay khi bạn bắt đầu chia sẻ.
Các tùy chọn này cũng có thể được bật/tắt trong quá trình chia sẻ. - Nhấn Share [Chia sẻ] để bắt đầu chia sẻ màn hình hoặc nội dung của bạn.
- Để ngừng chia sẻ, nhấn vào Ngừng chia sẻ.
Cách chia sẻ màn hình của bạn
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào biểu tượng Chia sẻ
.
- Chọn nội dung bạn muốn chia sẻ, chẳng hạn như tài liệu hoặc hình ảnh, màn hình của bạn hoặc URL trang web.
- Nếu được nhắc, hãy chạm vào Bắt đầu phát sóng để bắt đầu chia sẻ màn hình hoặc nội dung của bạn.
- Để ngừng chia sẻ, trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào biểu tượng Ngừng chia sẻ
.
Làm cách nào để bảo mật cuộc họp của bạn
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấn biểu tượng Bảo mật
.
-
Nhấn vào bất kỳ tùy chọn nào sau đây trong cuộc họp để bật hoặc tắt tùy chọn:
- Lock Meeting [Khóa cuộc họp]: Tùy chọn này giúp khóa cuộc họp và không cho phép tiếp nhận thêm bất kỳ người tham gia nào.
- Enable Waiting Room [Bật phòng chờ]: Có thể bật hoặc tắt tùy chọn này trong cuộc họp khi cần thiết để kiểm soát ai có thể tham gia cuộc họp và tham gia vào lúc nào.
- Hide Profile Pictures [Ẩn ảnh hồ sơ]: Tùy chọn này có thể hữu ích khi người tham gia sở hữu ảnh hồ sơ không phù hợp.
- Cho phép người tham gia: Những tùy chọn này cho phép người chủ trì kiểm soát quyền truy cập hoặc khả năng sử dụng các tính năng đã nêu trong cuộc họp hiện tại của người tham gia, bao gồm chia sẻ màn hình, trò chuyện trong cuộc họp, tự đổi tên, bật video hoặc âm thanh và sử dụng bảng trắng.
- Suspend Participant Activities [Tạm dừng hoạt động của người tham gia]: Tắt tất cả video, âm thanh, Zoom Apps và khả năng chia sẻ màn hình của người tham gia. Ngoài ra, cũng có thể khóa cuộc họp để ngăn không cho người tham gia vào cuộc họp. Tùy chọn này rất hữu ích trong thời gian gián đoạn và người chủ trì cần lấy lại quyền kiểm soát cuộc họp.
Làm cách nào để bảo mật cuộc họp của bạn
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào biểu tượng Thêm
.
- Nhấn vào Bảo mật
.
-
Bật bất kỳ tùy chọn nào sau đây:
- Lock Meeting [Khóa cuộc họp]: Tùy chọn này giúp khóa cuộc họp và không cho phép tiếp nhận thêm bất kỳ người tham gia nào.
- Waiting Room [Phòng chờ]: Có thể bật hoặc tắt tùy chọn này trong cuộc họp khi cần thiết để kiểm soát ai có thể tham gia cuộc họp và tham gia vào lúc nào.
- Hide All Profile Pictures [Ẩn tất cả ảnh hồ sơ]: Tùy chọn này có thể hữu ích khi người tham gia sở hữu ảnh hồ sơ không phù hợp.
- Allow participants to [Cho phép người tham gia]: Những tùy chọn này cho phép người chủ trì kiểm soát quyền truy cập hoặc khả năng sử dụng các tính năng đã nêu trong cuộc họp hiện tại của người tham gia, bao gồm chia sẻ màn hình, trò chuyện trong cuộc họp, tự đổi tên, bật video hoặc âm thanh và sử dụng bảng trắng.
- Suspend Participant Activities [Tạm dừng hoạt động của người tham gia]: Tắt tất cả video, âm thanh, Zoom Apps và khả năng chia sẻ màn hình của người tham gia. Ngoài ra, cũng có thể khóa cuộc họp để ngăn không cho người tham gia vào cuộc họp. Tùy chọn này rất hữu ích trong thời gian gián đoạn và người chủ trì cần lấy lại quyền kiểm soát cuộc họp.
- Khi bạn đã hoàn tất sửa đổi các tùy chọn bảo mật, hãy nhấn vào Done [Hoàn tất] để quay lại màn hình cuộc họp.
Cách ghi lại
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, nhấn vào biểu tượng Ghi lại
.
-
Chọn vị trí bạn muốn ghi và lưu cuộc họp:
- Record on this Computer [Ghi lại trên máy tính này]: Lưu tệp MP4 của bản ghi trên thiết bị cục bộ. Bản ghi sẽ có sẵn trên thiết bị của bạn sau khi cuộc họp kết thúc.
- Record to the Cloud [Ghi lại trên đám mây]: Lưu tệp MP4 của bản ghi vào máy chủ Zoom. Bạn sẽ nhận được thông báo qua email khi bản ghi trên đám mây của bạn đã hoàn tất quá trình xử lý. Bạn có thể chia sẻ những bản ghi này với người khác thông qua một liên kết.
Ghi chú: Bạn phải là Người dùng được cấp giấy phép để ghi trên đám mây.
- (Tùy chọn) Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, bạn có thể tạm dừng hoặc dừng ghi bằng cách thủ công, cũng như kết thúc cuộc họp và tự động kết thúc bản ghi.
Sau khi bản ghi được xử lý xong, bản ghi sẽ có sẵn trong Bản ghi của bạn trên Zoom web portal.
Cách ghi lại
Nếu bạn là Người dùng được cấp giấy phép, bạn có thể bắt đầu ghi lại trên đám mây từ thiết bị di động của mình.
- Trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, chạm vào biểu tượng Ghi lại
.
- Chạm vào Bắt đầu ghi.
Bản ghi lại sẽ bắt đầu và người tham gia sẽ được yêu cầu chấp thuận hoạt động ghi lại. - (Tùy chọn) Để tạm dừng hoặc dừng ghi, trong thanh công cụ điều khiển cuộc họp, hãy chạm vào biểu tượng Ghi lại
một lần nữa, sau đó chạm vào Tạm dừng ghi hoặc Dừng ghi.
Ghi chú: Kết thúc cuộc họp cũng sẽ tự động kết thúc quá trình ghi.
Sau khi bản ghi được xử lý xong, bản ghi sẽ có sẵn trong Bản ghi của bạn trên Zoom web portal.
Cách thực thi cài đặt bảo mật cuộc họp
- Đăng nhập vào Zoom Web Portal.
- Trong menu điều hướng, nhấn vào Account Management [Quản lý tài khoản], sau đó nhấn vào Account Settings [Cài đặt tài khoản].
- Nhấn vào thẻ Meetings.
- Trong phần Security [Bảo mật], nhấn vào nút bật/tắt để bật hoặc tắt cài đặt bảo mật cho người dùng đang sử dụng tài khoản, bao gồm Phòng chờ và tùy chỉnh liên quan, mật mã cuộc họp và độ phức tạp của mật mã và hồ sơ xác thực để kiểm soát ai có thể tham gia cuộc họp do tài khoản của bạn tổ chức.
- (Tùy chọn) Để ngăn tất cả người dùng trong tài khoản của bạn thay đổi cài đặt, nhấn vào biểu tượng khóa
bên cạnh nút bật/tắt, sau đó nhấn vào Lock [Khóa] để xác nhận cài đặt.
Cách quản lý cài đặt trò chuyện trong cuộc họp
- Đăng nhập vào Zoom Web Portal.
- Trong menu điều hướng, nhấn vào Account Management [Quản lý tài khoản], sau đó nhấn vào Account Settings [Cài đặt tài khoản].
- Nhấn vào thẻ Meetings.
- Trong phần In Meeting (Basic) [Trong cuộc họp (cơ bản)], nhấn vào nút bật/tắt để bật hoặc tắt cài đặt kiểm soát việc sử dụng trò chuyện trong cuộc họp, chẳng hạn như cho phép tin nhắn trò chuyện riêng tư, cho phép lưu cuộc trò chuyện và liệu các tệp có thể được gửi qua trò chuyện trong cuộc họp hay không.
- (Tùy chọn) Để ngăn tất cả người dùng trong tài khoản của bạn thay đổi cài đặt, nhấn vào biểu tượng khóa
bên cạnh nút bật/tắt, sau đó nhấn vào Lock [Khóa] để xác nhận cài đặt.
Cách quản lý cài đặt chia sẻ màn hình
- Đăng nhập vào Zoom Web Portal.
- Trong menu điều hướng, nhấn vào Account Management [Quản lý tài khoản], sau đó nhấn vào Account Settings [Cài đặt tài khoản].
- Nhấn vào thẻ Meetings.
- Trong phần In Meeting (Basic) [Trong cuộc họp (Cơ bản)], nhấn vào nút bật/tắt để bật hoặc tắt cài đặt kiểm soát việc sử dụng tính năng chia sẻ màn hình trong cuộc họp. Cài đặt này bao gồm ai và nội dung nào có thể được chia sẻ, cũng như việc sử dụng chú thích và điều khiển từ xa.
- (Tùy chọn) Để ngăn tất cả người dùng trong tài khoản của bạn thay đổi cài đặt, nhấn vào biểu tượng khóa
bên cạnh nút bật/tắt, sau đó nhấn vào Lock [Khóa] để xác nhận cài đặt.
Cách quản lý nền ảo và cài đặt bộ lọc
- Đăng nhập vào Zoom Web Portal.
- Trong menu điều hướng, nhấn vào Account Management [Quản lý tài khoản], sau đó nhấn vào Account Settings [Cài đặt tài khoản].
- Nhấn vào thẻ Meetings.
- Trong phần In Meeting (Advanced) [Trong cuộc họp (Nâng cao)], nhấn vào nút bật/tắt để bật hoặc tắt cài đặt kiểm soát việc sử dụng nền ảo và bộ lọc trong cuộc họp. Cài đặt này bao gồm yêu cầu sử dụng hình nền ảo, tải trước hình nền ảo để sử dụng cho tài khoản của bạn cũng như sử dụng bộ lọc và hình đại diện.
- (Tùy chọn) Để ngăn tất cả người dùng trong tài khoản của bạn thay đổi cài đặt, nhấn vào biểu tượng khóa
bên cạnh nút bật/tắt, sau đó nhấn vào Lock [Khóa] để xác nhận cài đặt.
Cách quản lý thành phần tích hợp lịch và liên hệ
- Đăng nhập vào Zoom Web Portal.
- Trong menu điều hướng, nhấn vào Account Management [Quản lý tài khoản], sau đó nhấn vào Account Settings [Cài đặt tài khoản].
- Nhấn vào thẻ Meetings.
- Trong phần Calendar and Contacts [Lịch và liên hệ], nhấn vào nút bật/tắt để bật hoặc tắt cài đặt kiểm soát việc sử dụng thành phần tích hợp lịch và liên hệ với Outlook và Lịch Google. Cài đặt này bao gồm khả năng chọn dịch vụ tích hợp mặc định, hạn chế tích hợp đối với người dùng có một số miền nhất định, đưa ra chấp thuận thay mặt cho toàn bộ tài khoản và thực thi OAuth 2.0.
Cách quản lý các phiên bản client tối thiểu
Với tư cách là quản trị viên, bạn có thể thiết lập phiên bản tối thiểu (hoặc cao hơn) mà người dùng của bạn phải cài đặt. Phiên bản này có thể được thiết lập cho từng nền tảng (Windows, macOS, Linux, v.v.) và cũng có thể được áp dụng cho người dùng bên ngoài tham gia cuộc họp của bạn.
- Đăng nhập vào Zoom Web Portal.
- Trong menu điều hướng, nhấn vào Account Management [Quản lý tài khoản], sau đó nhấn vào Account Settings [Cài đặt tài khoản].
- Nhấn vào thẻ Meetings.
- Trong Admin Options [Tùy chọn quản trị], nhấn vào nút bật/tắt Require users to update the client [Yêu cầu người dùng cập nhật client] để bật tính năng này.
- Nếu xuất hiện hộp thoại xác minh, nhấn vào Enable [Bật] để xác nhận thay đổi.
Cài đặt này sẽ được áp dụng khi người dùng thử đăng nhập hoặc khởi chạy cuộc họp hay hội thảo trực tuyến và họ sẽ được yêu cầu cập nhật lên phiên bản đã chỉ định trước khi có thể tiếp tục.